Chi phí mở phòng gym năm 2022. Các loại chi phí ban đầu khi muốn kinh doanh phòng tập gym cần tính đến.

Chi phí mở phòng gym năm 2022 hết khoảng bao nhiêu. Là câu hỏi mà rất nhiều người đang muốn kinh doanh thắc mắc. Sau đại dịch việc chăm sóc sức khỏe càng được chú trọng hơn đặc biệt là các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Tập luyện tại phòng tập gym đang là xu hướng mà giới trẻ cho đến những cô chú trung niên đang rất ưa chuộng.

Chính vì vậy đầu tư mở phòng tập thể hình nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện cho tất cả mọi người. Là mô hình kinh doanh đáng để đầu tư hiện nay. Vậy mở phòng tập gym cần chi phí khoảng bao nhiêu. Hãy cùng dịch vụ Gym tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tổng chi phí mở phòng gym năm 2022

Để phân loại chi phí khi setup phòng Gym, hiện nay chi phí mở phòng tập chia thành 3 cấp độ gồm phòng tập Gym bình dân, phòng tập Gym tầm trung, phòng tập Gym cao cấp. Tùy thuộc vào nhu cầu tập luyện của khách hàng ở xung quanh khu vực mở phòng tập, mức sống của dân cư qua đó chúng ta sẽ lựa chọn cấp độ đầu tư phù hợp.

Đặc biệt với nguồn vốn có sẵn của mình, các bạn sẽ biết mình nên mở phòng Gym cấp độ nào là phù hợp nhất. Tùy theo mô hình kinh doanh, bạn hãy lên kế hoạch phù hợp với ngân sách của mình nhất. Mỗi cấp độ phòng tập Gym khác nhau, nguồn vốn của bạn sẽ khác nhau và nhắm đến từng đối tượng khác nhau. Cách vận hành cũng có thể sẽ khác nhau cho từng cấp độ.

Chi phí mở phòng gym bình dân.

Khách hàng mục tiêu của phòng gym bình dân là những người có mức thu nhập thấp cho đến tầm trung. Đối tượng chính của phòng tập là các bạn học sinh, sinh viên, công nhân lao động ở các khu công nghiệp, nhà máy. Mức chi phí phòng tập Gym này mỗi tháng dưới 250.000 đồng.

Các thiết bị được sử dụng trong phòng gym bình dân ( phòng cỏ) là các thiết bị giá rẻ. Hầu hết các thiết bị tại những phòng tập này được gia công tại các xưởng trong nước. Số khác được nhập từ Trung Quốc với giá rất rẻ. Vì vậy chi phí bỏ ra cho cấp độ phòng tập này thường có vốn đầu tư từ 300 triệu đến 500 triệu, tùy theo diện tích phòng tập. Thông thường đối với cấp độ này, phòng tập Gym sẽ được mở trong khoảng 100m2 đến 250m2.

Đặc biệt một số phòng tập gym này có thể lựa chọn lại các máy thanh lí của phòng tập tầm trung. Từ đó giảm chi phí đầu tư các thiết bị tập.

Chi phí mở phòng gym tầm trung.

Ngân sách để mở phòng tập Gym tầm trung dao động từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ. Diện tích để mở phòng tập Gym này khoảng 250m2 đến 350m2. Đối tượng khách hàng của phòng tập Gym tầm trung là người có thu nhập ổn định hoặc trung bình khá. Giá gói tập phòng Gym tầm trung hàng tháng dao động từ 350.000 đồng đến 600.000 đồng tùy theo các gói tập cụ thể.

Ở phòng tập Gym tầm trung này, ngoài việc sử dụng các thiết bị tập Gym chất lượng, phòng tập phải bổ sung thêm một số tiện ích như phòng xông hơi, phòng tắm. Chi phí quản lí và PT cũng cao hơn so với phòng gym bình dân. Khu vực mở phòng gym tầm trung đòi hỏi vị trí phải khá thuận tiện đi lại, đông dân cư.

Chi phí mở phòng gym cao cấp.

Vốn đầu tư cho phòng tập Gym cao cấp có giá khá cao, dao động từ hơn 2 tỷ cho đến vài tỷ đồng. Diện tích dao động từ 500m2 đến 1000m2 hoặc hơn thế. Các phòng tập Gym cao cấp thường được mở ở các chung cư cao cấp, các trung tâm thể dục thể thao lớn.

Phòng tập Gym cao cấp được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ tập Gym cao cấp. Cùng với đó, phòng tập Gym rất chú trọng các dịch vụ tiện ích đạt đẳng cấp 5 sao như phòng tắm xông hơi, bể bơi, khu bãi gửi xe rộng rãi, tủ đựng đồ, hệ thống PT 1 kèm 1.

Chi phí đầu tư để xây dựng phòng tập Gym cao cấp rất tốn nhiều tiền. Thường mở theo hệ thống lớn trải đều khắp các thành phố. Do đó, chi phí cho các gói tập ở các phòng tập này cũng khá cao so với các phòng Gym khác, dao động từ 600.000 đồng đến 5 triệu đồng.

Các loại chi phí cần tính đến khi mở phòng tập gym hiện nay.

Chi phí mặt bằng.

Theo như cách phân chia ở trên việc lựa chọn phân khúc nào sẽ ứng với chi phí mặt bằng đó. Với các phòng tập bình dân việc lựa chọn diện tích phòng bé, ở trong hẻm sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn. Còn các phòng tập tầm trung và cao cấp chi phí mặt bằng là chi phí khá lớn, cần tính toán khá chi tiết để kết quả kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn không đủ kinh phí cho việc thuê một mặt bằng như thế thì cũng không cần quá lo lắng. Miễn là phòng tập của bạn nằm ở vị trí gần khu dân cư – thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng.

Chi phí mặt bằng ở đây bao gồm cả chi phí bạn phải sửa sang, trang trí lại khu vực thuê nếu đó là mặt bằng trống. Vì vậy chi phí mặt bằng gồm có:

  • Chi phí cố định: tiền đặt cọc + tiền thuê trả theo đợt
  • Chi phí setup ban đầu: tiền thiết kế, tiền sửa chữa, trang trí.
  • Chi phí điện, nước hàng tháng.

 

Chi phí cho thiết bị, máy móc.

Chi phí cho thiết bị, máy móc của bạn dao động theo từng phân khúc mà bạn lựa chon. Nhưng quan trọng nhất bạn cần nhớ là hãy chọn lựa đủ máy móc cho tất cả các nhóm cơ, đặc biệt là dụng cụ cho các bài tập cơ bản và thông dụng tại các phòng gym hiện nay.

Một phòng tập đầy đủ thiết bị là phòng có đầy đủ các thiết bị cadio, máy tập cho các nhóm cơ. Thông thường theo kinh nghiệm của các đơn vị bán thiết bị phòng tập, cách tính như sau:

  • Phòng tập tập bình dân: từ 1 – 2 triệu/ m2
  • Phòng tập trung cấp: từ 2 – 3 triệu/ m2
  • Phòng tập cao cấp: từ 5 triệu/ m2 trở lên.

Đây là cách tính tương đối cho từng phân khúc, để lên kế hoạch chi tiết và được báo giá đầy đủ thiết bị tập. Hãy liên hệ các đơn vị chuyên nhập khẩu, gia công máy tập trong nước. Qua các báo giá này bạn sẽ nắm được chi tiết số lượng máy móc, thiết bị mình tiêu tốn hết chính xác bao nhiêu.

Chi phí vận hành.

Chi phí vận hành là chi phí mà bạn phải bỏ ra hàng tháng để vận hành phòng tập của mình. Tùy theo lượng nhân viên, các nhu cầu của khách hàng mà chi phí này sẽ thay đổi theo từng mẫu phòng tập.

Để xác định được chi phí này, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn có cần nhân viên hay không?
  • Nếu có thì cần những bộ phận nào?
  • Những công việc cho họ là gì?
  • Khách hàng có phàn nàn về việc phòng tập của bạn còn thiếu những bộ phận nào so với các phòng mà họ đã tập trước đó.

Các vị trí về nhân sự cần cho một phòng tập Gym gồm: Quản lý, Sale, Lễ tân, HLV, Tạp vụ…  Bạn nên có bản mô tả công việc, trong đó phân công rõ ràng nội dung công việc và trách nhiệm của từng vị trí – từng bộ phận. Có bản mô tả công việc thì công việc của phòng tập sẽ trôi chảy, thuận lợi còn bạn cũng dễ dàng quản lý và đánh giá năng lực nhân sự. Qua đó vận hành phòng gym ổn định đem lại doanh thu tốt nhất.

Khi mới mở phòng tập gym nếu bạn muốn được nhiều người biết tới và đông khách đến, thì bạn nhất định dành ra một khoản ngân sách cho việc quảng bá. Nhất là trong thời gian đầu, phòng tập mới mở chưa có lượng khách quen thì việc quảng cáo truyền thông lại càng quan trọng.

Đây là khoản đầu tư cần thiết và hoàn toàn xứng đáng để bạn chi trả, dù phòng tập của bạn có quy mô lớn nhỏ như thế nào.

Chi phí bảo dưỡng, bảo trì.

Đây là chi phí mà bạn phải lường trước, phòng tập của bạn sẽ đông khách nếu các thiết bị được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Các nhà phân phối máy tập tư vấn hướng dẫn về cách bảo trì, bảo dưỡng máy đúng cách: thời gian bao lâu nên bảo dưỡng một lần, những vị trí – bộ phận nào nên lưu ý, trình tự thao tác như thế nào mà khách hàng có thể tự làm được mỗi ngày, mỗi tuần.

Máy tập cơ đơn thuần thì công tác bảo dưỡng khá đơn giản, các máy có mạch điện tử thì việc bảo trì có thể sẽ phức tạp hơn. Vì vậy bạn cần một đối tác tin cậy để xử lí những sự cố như vậy. Nếu bạn vẫn chưa tìm được đối tác ưng ý, có thể liên hệ với chúng tôi. Dichvugym.com đang là đối tác bảo trì tin cậy cho hơn 40 phòng tập gym tại khu vực TP HCM và các tỉnh lân cận.

Xem thêm dịch vụ bảo trì phòng tập của chúng tôi.

 

 

 

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *