4 tác hại của chạy bộ bạn nên biết.

Tác hại của chạy bộ là gì, trong các bài viết trước Dịch vụ gym VN đã nêu những lợi ích của việc chạy bộ đem lại cho cơ thể. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 tác hại của việc chạy bộ, cách chạy bộ an toàn tốt cho sức khỏe.

Tác hại của chạy bộ đến cơ thể

4 tác hại của chạy bộ đến cơ thể.

Có thể gây chấn thương.

Chạy bộ là môn thể thao đòi hỏi phải vận động cả cơ thể khi chạy. Có tác động lực lớn đến các khớp như cổ chân, gối đặc biệt lúc cơ thể đã thấm mệt việc chạy bộ sai hoặc không đúng kỹ thuật dễ xảy ra. Vì vậy chạy bộ là môn thể thao có tỉ lệ gây chấn thương cho người tập khá cao. Chỉ cần tiếp đất sai cách sẽ gây ra các chấn thương như bong gân, trật khớp một cách dễ dàng.

Việc chạy với cường độ cao càng có hại với những người có sẵn chấn thương chưa khỏi hẳn, có các bệnh xương khớp. Những người cao tuổi có cơ bắp, dây chằng đã thoái hóa rất dễ gặp chấn thương khi chạy bộ.

Dễ gây đột quỵ với người có tiền sử bệnh tim mạch.

Những người có tiền sử bệnh tim, huyết áp dễ bị dột quỵ khi chạy bộ ở tốc độ cao. Những người có tiền sử bệnh này cần tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện, lựa chọn cường độ chạy vừa phải với sức khỏe của mình.

Nếu như tập luyện chạy bộ với mức cường độ vừa phải sẽ là cách giúp cho cơ thể được hỗ trợ rất tốt, nhưng nếu như tập luyện quá sức có thể dễ khiến cho tim rối loạn, đập nhanh do không kịp cung cấp đủ lượng oxy và máu, gây ra tình trạng đột quỵ.

Ngoài ra những người bị bệnh như thoát vị đĩa đệm, suy gan, tiểu đường cũng nên tránh chạy bộ. Người mắc bệnh tiểu đường chạy bộ giúp giảm lượng insulin trong cơ thể. Nhưng nếu người đó chạy bộ mà đang để bụng đói, tình trạng hạ đường huyết sẽ xảy đến và rất dễ gặp phải tác hại bị ngất khi chạy bộ. Những người bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng cũng dễ bị ảnh hưởng khi chạy bộ.

Ảnh hưởng đến xương, khớp.

Chạy nhanh kéo dài, chạy quá sức sẽ khiến tăng axit lactic cho cơ, khiến cơ mỏi. Lâu dần chất này sẽ đầu độc cho cơ bắp và khiến chúng bị bào mòn, không kịp hồi phục dẫn đến mất khối lượng cơ. Đây là hiện tượng mất cơ mà khoa học đã chứng minh.

Đối với người có tiền sử bị chấn thương khớp gối, mới phẫu thuật thay khớp gối có đầu gối đã bị tổn thương thì chạy bộ sẽ làm cho áp lực đè nặng trở lại đôi chân và đầu gối dễ bị tổn thương trở lại. Các khớp gối, chân là các khớp chịu nhiều áp lực nhất khi chạy bộ, đặc biệt khi chạy lên dốc. Vì vậy tùy vào sức khỏe xương khớp và độ tuổi bạn cần lựa chọn địa hình và cường độ chạy phù hợp với mình.

Gây giảm tuổi thọ.

Tình trạng giảm tuổi thọ xảy ra ở những người lạm dụng chạy bộ quá mức. Họ có tuổi thọ thấp hơn so với những người chạy bộ một cách khoa học vừa phải, theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, những người chạy bộ với thời gian ổn định trên khoảng 2,5 giờ/tuần thì sức khỏe tốt. Nhưng với những người chạy bộ trên 4 giờ/tuần thì có hại không khác gì người không tập thể thao hay có tỷ lệ tử vong cao nhất. Việc chạy quá nhiều và quá sức được xem là nguyên nhân chính cho hiện tượng giảm tuổi thọ này.

Cách để chạy bộ an toàn tốt cho sức khỏe.

Chạy bộ với cường độ vừa phải.

Các ảnh hưởng xấu của việc chạy bộ thường xảy ra khi bạn chạy bộ quá sức, với cường độ quá cao so với mức chịu đựng của cơ thể. Vì vậy hãy xây dựng lịch trình chạy bộ phù hợp, một cách khoa học nhất sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc tập luyện của bạn.

Tránh chạy bộ sau khi vừa ốm dậy, cơ thể chưa đạt thể trạng tốt nhất.

Những người bị bệnh này không nên chạy bộ.

Những người có tiền sử bệnh tim, huyết áp đã và đang dùng thuốc mỗi ngày nên hạn chế chạy bộ hoặc tập chạy với cường độ nhẹ. Đặc biệt người có tiền sử chấn thương về cơ, khớp do tập luyện một môn thể thao nào đó trong quá khứ. Những vận động viên bị chấn thương nặng khó khỏi hẳn trong quá khứ. Khi chạy bộ dễ tái phát chấn thương, gây tổn hại vĩnh viễn cơ và khớp.

Đặc biệt là những người lớn tuổi nên tránh chạy bộ với tốc độ cao vì ở độ tuổi cao các khớp cơ đã lão hóa khó chịu được vận động ở cường độ cao.

Luôn chạy đúng tư thế.

Kỹ thuật chạy bộ rất quan trọng bởi vì khi bạn chạy không đúng kỹ thuật có thể gây hại cho xương khớp. Nặng hơn có thê gây chấn thương làm gián đoạn quá trình tập. Vì vậy hãy luôn tuân thủ kỹ thuật chạy nhất là đoạn cuối khi cơ thể đã thấm mệt. Các kỹ thuật chạy bộ đúng cách hay chạy bộ duy trì thể lực được nhiều chuyên gia hướng dẫn rất bài bản. Bạn chỉ cần tham khảo và áp dụng vào bài tập của mình.

Khởi động cơ thể thật kĩ trước khi chạy.

Khởi động là nguyên tắc trước khi bạn tập luyện bất cứ môn thể thao nào. Trung bình, chỉ mất khoảng từ 5-10 phút để thực hiện các bài tập khởi động giúp cho các khớp tay, khớp chân thích nghi và phù hợp hơn khi tập luyện với cường độ cao. Khi mới chạy, bạn cũng nên lưu ý chạy với tốc độ vừa phải và tăng tốc dần dần tùy theo thể trạng để tránh các tác hại của chạy bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *