Cách thở khi chạy bộ được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên dùng.
Cách thở khi chạy bộ sao cho khoa học và hiệu quả trong quá trình chạy bộ là câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu chạy bộ cần tìm hiểu. Việc hít thở đúng sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chạy của bạn. Hôm nay dịch vụ gym sẽ tổng hợp lại các cách hít thở khi chạy bộ phù hợp nhất cho người mới tập. Các kiến thức này được tổng hợp từ các huấn luận viên chạy bộ chuyên nghiệp trên khắp thế giới. Vì vậy hãy theo dõi và lựa chọn cách hít thở phù hợp với bản thân mình nhất.
Thông thường khi tập luyện hít thở chưa đều sẽ khiến bạn đuối sức nhanh, qua đó trực tiếp làm giảm hiệu quả tập luyện của bạn. Ngoài ra việc hít thở đều và đúng nhịp độ còn giúp cơ liên quan trên cơ thể được thả lỏng, tránh chấn thương không đáng có trong quá trình chạy.
Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo chúng ta nên hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Quá trình hít thở cần duy trì theo nhịp phù hợp với các giai đoạn chạy bộ. Vậy cách hít thở như nào là khoa học và cần chú ý nhịp điệu như thế nào? Hãy cùng dịch vụ gym tìm hiểu qua bài viết này.
Tác dụng của việc hít thở khoa học.
Tăng sức bền và sức mạnh
Hít thở đúng cách sẽ cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ bắp. Trong suốt quá trình chạy việc cung cấp oxy liên tục cho phổi sẽ giúp quá trình trao đổi chất giữa các cơ diễn ra tuần hoàn. Qua đó cung cấp năng lượng cho bạn chạy. Do đó, hít thở đúng cách sẽ giúp bạn có nguồn năng lượng dồi dào, thể lực tốt hơn để chinh phục quãng đường chạy dài hơn.
Ngoài ra khi hít thở đúng cách sẽ giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, đó là nền tảng để bạn tăng quãng đường hoặc thời gian chạy trong quá trình tập luyện.
Tránh chấn thương.
Chấn thương là thứ mà các vận động viên hoặc người tập luyện thể thao, chạy bộ sợ gặp phải nhất. Chỉ một chấn thương nhẹ sẽ khiến quá trình tập của chúng ta gián đoạn. Hít thở khoa học sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ thuật thở không đúng có thể làm gây ra tình trạng đau bụng, đau hông ngay dưới xương sườn. Đây cũng là điều mà hầu hết những người mới chạy bộ đều gặp phải.
Cách hít thở khoa học khi chạy bộ.
Hít thở sâu.
Khi chạy, bạn nên điều chỉnh nhịp thở sao cho thật sâu và dài. Quá trình hít thở nên chậm rãi, đều đặn. Lưu ý, thở bằng bụng chứ đừng thở bằng ngực. Bởi thở nhanh và nông bằng ngực ảnh hưởng đến sự cân bằng oxy và C02 trong máu. Và có thể gây chóng mặt và mờ mắt, mất hơi và hơi bị ngắn, dồn dập, hổn hển.
Thở bằng bụng có nghĩa là khi hít vào, bạn hít không khí vào đầy khoang bụng bằng đường mũi. Tiếp đến, khi thở ra, bạn thở toàn bộ không khí trong bụng ra bên ngoài qua miệng. Lặp lại quá trình hít thở này theo nhịp, thông thường là nhịp 3:2.
Hít bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Đây là cách hít thở được các vận động viên chạy bền chuyên dùng và nó cũng phù hợp nhất với người chạy bộ. Kết hợp hít thở bằng mũi và miệng giúp chung ta lấy được lượng oxy dồi dào nhất. Hỗ trợ các cơ quan hô hấp tốt nhất trong quá trình chạy.
Nhịp thở khi chạy bộ.
Thở theo nhịp là kỹ thuật thở được các huấn luận viên khuyến cáo thực hiện trong quá trình luyện tập ở bộ môn chạy bộ. Thông thường có 3 cách thở như sau:
- Nhịp thở khi khởi động: 3 : 2 có nghĩa là 3 nhịp hít vào 2 nhịp thở ra. Nhịp thở 3:2 nghĩa là hít vào bằng mũi trong 3 bước chạy. Và bạn thở ra bằng miệng trong 2 bước chạy đều đặn.
- Nhịp thở khi chạy nhanh, bắt đầu tăng tốc: 2 : 1 có nghĩa là 2 nhịp hít sâu vào bằng mũi và 1 nhịp thở ra bằng miệng.
- Nhịp thở khi chạy nước rút : 2 : 1 : 1 : 1 có nghĩa là 2 nhịp hít vào 1 nhịp thở ra, 1 nhịp hít vào và 1 nhịp thở ra.
Các yếu tố khác.
Việc hít thở không được như ý muốn có thể không phải chỉ là vấn đề từ kĩ thuật của bạn, nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết quá nóng hay bạn chạy ở cường độ cao khiến thân nhiệt tăng lên nhiều. Lúc này, nhịp thở của bạn phải nhanh hơn để giúp cơ thể hạ nhiệt. Khi trời quá lạnh thì việc việc hít thở sâu sẽ đưa một lượng lớn hơi lạnh tràn vào phổi, dẫn đến kích ứng phổi. Nếu bạn phải tập luyện dưới thời tiết giá rét, hãy thở nhẹ hơn và cố gắng làm nóng cơ thể, khởi động thật kỹ trước khi chạy.
Trên dây là tổng hợp cách để hít thở khoa học và hiệu quả nhất khi chạy bộ. Ngoài ra để quá trình tập luyện hiệu quả nhất trước khi chạy bộ chúng ta cần khởi động thật kỹ. Luôn sử dụng kỹ thuật chạy đúng để tránh chấn thương. Chúc các bạn tập luyện hiệu quả
Theo dõi thêm bài viết : Lịch trình chạy bộ giảm cân phù hợp cho người mới.