Cách kiểm tra motor máy chạy bộ đơn giản ngay tại nhà.

Cách kiểm tra motor máy chạy bộ.

Cách kiểm tra motor máy chạy bộ tại nhà đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các cách kiểm tra động cơ đúng kỹ thuật. Những biểu hiện mà động cơ sắp hư hỏng hay gặp phải. Để kiểm tra được động cơ cho máy chạy bộ của bạn hãy tham khảo qua bài viết này. Dichvugym.com sẽ hướng dẫn cách kiểm tra, căn chỉnh động cơ cho máy chạy bộ chi tiết nhất.

Động cơ của tất cả các dòng máy chạy bộ chia làm 2 loại chính:

  • Động cơ AC : Động cơ lớn có công suất cao, điện áp đầu vào là điện 3 pha. Động cơ này được trang bị cho các máy lớn ở phòng gym.
  • Động cơ DC: Động cơ chổi than, có công suất nhỏ và trung bình. Đây là mẫu động cơ được trang bị cho các máy vừa và nhỏ, máy chạy bộ điện tại gia đình.

Tuy nhiên việc động cơ bị cháy, hư hỏng chỉ hay xảy ra đối với dòng động cơ DC là chính. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi chủ yếu hướng dẫn cách kiểm tra cho dòng động cơ DC. Đây cũng là những dòng máy chạy bộ phổ biến, dễ kiểm tra tại gia đình bạn.

Những dấu hiệu động cơ sắp hỏng hoặc đã cháy.

Các lỗi động cơ DC máy chạy bộ thường gặp.

Việc kiểm tra những động cơ DC ngay tại nhà khá đơn giản. Đầu tiên chúng ta cần để ý những mã lỗi, nếu động cơ có vấn đề máy sẽ báo lỗi lên trên màn hình hiển thị. Đa phần các mã lỗi của những hãng máy khác nhau đều như nhau. Cho nên khi gặp phải các lỗi sau hãy kiểm tra ngay động cơ máy chạy bộ:

  • Bật công tắc nguồn lên sau khoảng 30 giây máy báo lỗi E03.
  • Bật công tắc nguồn lên sau khoảng 30 giây máy báo lỗi E06.
  • Bấm start xong máy chạy được khoảng 1-2 phút là tự dừng lại rồi báo lỗi E04.
  • Máy vẫn chạy được nhưng nghe tiếng lẹt xẹt, nẹt lửa trong động cơ.
  • Máy chạy bộ chạy giật giật, đẩy không đều.
  • Máy chạy bộ chạy nghe mùi khét, kiểm tra động cơ rất nóng.
  • Bấm start xong máy chạy được khoảng 1-2 phút là tự dừng lại rồi báo lỗi E02.

Các lỗi khó xác định của động cơ máy chạy bộ.

Trên đây là những dấu hiệu động cơ máy chạy bộ của bạn đang gặp trục trặc hoặc đã hư hỏng. Tuy nhiên không phải lúc nào động cơ bị lỗi cũng có những dấu hiệu rõ ràng. Một số trường hợp động cơ vẫn hoạt động được nhưng lại có hiện tượng gây lỗi bo mạch liên tục. Hoặc một số động cơ sau khi hoạt động liên tục đến 20 phút mới bị lỗi. Thông thường những lỗi này sẽ gặp ở những máy ít được bảo dưỡng, tra dầu thường xuyên. Ngoài ra các máy đã bị hư hỏng ván sàn và băng tải nhưng vẫn cố gắng sử dụng lâu ngày sẽ làm hư hỏng động cơ.

Đối với các dòng động cơ DC thời gian sử dụng trong một lần được khuyến khích từ 30-45 phút. Việc sử dụng liên tục trên một giờ đồng hồ mỗi lần sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của động cơ. Đây cũng là lỗi mà khách hàng hay gặp phải nhất, sử dụng máy liên tục sẽ khiến động cơ sinh nhiệt, nhất là việc sử dụng nối tiếp 2-3 người dùng. Nhiệt sinh ra trên động cơ là nguyên nhân chính gây cháy động cơ. Vì vậy hãy bảo dưỡng máy chạy bộ thường xuyên, tránh sử dụng liên tục trong nhiều giờ. Như vậy động cơ máy chạy bộ nhà bạn sẽ hoạt động bền bỉ, tuổi thọ lâu hơn.

Cách vệ sinh, kiểm tra máy chạy bộ ngay tại nhà.

Cấu tạo motor DC máy chạy bộ.

Cấu tạo động cơ DC sử dụng chổi than trên máy chạy bộ khá đơn giản:

  • Trục roto là trục truyền động chính có gắn buli dẫn động, cuộn dây và cổ góp. Đây là phần quay sau khi cấp điện vào động cơ. Vì vậy đa phần hư hỏng động cơ đều xảy ra ở bộ phận này,
  • Vỏ stato có gắn nam châm vĩnh cửu, chổi than. Đây là phần tĩnh khi động cơ hoạt động. Vì vậy rất ít hư hỏng xảy ra, chủ yếu là hết than động cơ hoặc nam châm bị yếu.
  • Các linh kiện gắn kèm như cảm biến quang và cánh quạt làm mát động cơ.

Cách kiểm tra máy chạy bộ đơn giản ngay tại nhà.

Động cơ máy chạy bộ là linh kiện khá dễ hư hỏng vì vậy khi tiến hành tháo lắp. Cần cẩn thận, đánh dấu nắp động cơ và các bộ phận thật kĩ. Chỉ tiến hành tháo sau khi đã xác định chính xác lỗi là do động cơ gây ra. Hoặc được nhân viên kỹ thuật của chúng tôi hướng dẫn trực tiếp.

Đối với một số lỗi cơ bản như máy báo E06 hãy tiến hành tháo nắp nhựa chổi than. Kiểm tra xem than động cơ còn đủ độ dày và có ăn khớp với cổ góp không. Nếu hết than tiến hành thay mới, đảm bảo than động cơ luôn dày hơn 4mm. Sau khi lắp than và ốp nhựa tiến hành test lại máy.

Kiểm tra bằng mắt thường nếu muội than lấp kín các rãnh trên cổ góp cần vệ sinh lại cổ góp ngay. Có thể tháo hẳn động cơ ra và dùng giấy nhám chà sạch cổ góp. Vệ sinh bụi bẩn trong phần dây quấn, tiến hành lắp lại cách này cũng làm giảm bị chớp điện ngay cổ góp do muội than quá nhiều.

Việc tháo và lắp động cơ cần thợ có chuyên môn tháo và lắp. Vì vậy chỉ tiến hành tháo nếu bạn rành kỹ thuật. Nếu cần hỗ trợ kỹ thuật hoặc tư vấn cách kiểm tra động cơ cho máy chạy bộ hãy liên hệ ngay hotline 0326 755 756. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, tư vấn miễn phí 24/7.

 

5/5 - (13 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *